
Kem chống nắng Banana Boat Mineral Enriched, Reef Friendly, Broad Spectrum Sensitive Skin Sunscreen Spray, SPF 50
Thành phần
Tổng quan về sản phẩm



Danh sách thành phần
EWG | CIR | Tên thành phần & Chức năng mỹ phẩm | Ghi chú |
---|---|---|---|
4 | - | (Dung môi, Mặt nạ, Chất chống tạo bọt, Chất làm đặc, Kháng khuẩn, Chất làm se khít lỗ chân lông) | ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
3 6 | A | (Tác nhân đẩy) | |
1 | A | (Dưỡng da, Chất làm mềm, Kháng khuẩn) | |
1 | B | (Dung môi, Nước hoa, Chất tạo mùi, Chất làm mềm) | |
Kem chống nắng Banana Boat Mineral Enriched, Reef Friendly, Broad Spectrum Sensitive Skin Sunscreen Spray, SPF 50 - Giải thích thành phần
Alcohol Denat
1. Alcohol denat là gì?
Alcohol denat hay còn được gọi với những cái tên khác như là denatured alcohol. Đây là một trong những loại cồn, một thành phần được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm. Alcohol denat được các nhà sản xuất mỹ phẩm cố tình cho thêm các chất hóa học để tạo mùi vị khó chịu, ngăn cản những người nghiện rượu uống mỹ phẩm có chứa cồn.
Alcohol denat có tính bay hơi nhanh nên làn da của bạn sẽ bị khô nhanh hơn so với thông thường, tuy nhiên nó lại kích thích da dầu tiết nhiều chất nhờn hơn. Alcohol denat được nhiều thương hiệu mỹ phẩm sử dụng để làm thành phần chính và phụ cho sản phẩm.
2. Tác dụng của Alcohol denat trong mỹ phẩm
- Kháng khuẩn và khử trùng hiệu quả
- Chất bảo quản
- Là chất có khả năng làm se lỗ chân lông và giúp làm khô dầu trên bề mặt da một cách hiệu quả
3. Độ an toàn của Alcohol Denat
Tuy Alcohol denat mang lại nhiều tác dụng cho làn da nhất là đối với làn da dầu và được sử dụng nhiều trong các sản phẩm dưỡng trắng da, toner, kem chống nắng, serum,… Tuy nhiên bên cạnh những tác dụng mà Alcohol denat mang lại thì nó cũng mang nhiều những tác dụng phụ khác gây ảnh hưởng đến làn da của người sử dụng và tùy thuộc vào nồng độ Alcohol denat chứa trong mỹ phẩm đó như thế nào thì làn da của bạn sẽ có sự thay đổi tích cực hay tiêu cực.
Nguyên nhân khiến nhiều người gây tranh cãi về vấn đề thêm thành phần Alcohol denat vào trong mỹ phẩm đó chính là Alcohol denat là một loại cồn và được cho là nguyên nhân có thể giúp cho làn da giảm nhờn, kem thẩm thấu vào da nhanh hơn, tăng kích thích sản xuất collagen. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều thì nó sẽ làm mất đi lớp màng ẩm tự nhiên có trên da, khiến cho da bị khô căng và dễ bị kích ứng, nổi mụn, da càng ngày bị mỏng dần đi.
Tài liệu tham khảo
- Cosmetic Ingredient Review Expert Panel. 2008. Final report of the safety assessment of Alcohol Denat., including SD Alcohol 3-A, SD Alcohol 30, SD Alcohol 39, SD Alcohol 39-B, SD Alcohol 39-C, SD Alcohol 40, SD Alcohol 40-B, and SD Alcohol 40-C, and the denaturants, Quassin, Brucine Sulfate/Brucine, and Denatonium Benzoate
Isobutane
1. Isobutane là gì?
Isobutane là một hợp chất hữu cơ không màu, không mùi, được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp như một chất tạo bọt và chất đẩy khí.
2. Công dụng của Isobutane
Isobutane được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm làm đẹp như kem cạo râu, sữa tắm, xà phòng, sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc tóc. Isobutane có khả năng tạo bọt và giúp sản phẩm dễ dàng thoa đều lên da hoặc tóc. Ngoài ra, Isobutane còn có tính chất đẩy khí, giúp sản phẩm dễ dàng phun ra khỏi bình xịt hoặc chai bơm. Tuy nhiên, Isobutane cũng có thể gây kích ứng da và hôi nồng, do đó cần được sử dụng đúng liều lượng và cách thức sử dụng đúng để tránh gây hại cho sức khỏe.
3. Cách dùng Isobutane
- Isobutane là một loại khí được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp như kem cạo râu, sữa tắm, xịt tóc, v.v. để tạo bọt và tăng độ bền của sản phẩm.
- Khi sử dụng sản phẩm chứa Isobutane, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để biết cách sử dụng đúng cách và tránh gây hại cho sức khỏe.
- Nên sử dụng sản phẩm chứa Isobutane ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt và lửa.
- Không nên sử dụng sản phẩm chứa Isobutane gần các vật dụng điện tử hoặc trong phòng tắm có máy sưởi.
- Nếu sản phẩm chứa Isobutane bị rò rỉ hoặc bị cháy, cần ngay lập tức dừng sử dụng và thông báo cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý:
- Isobutane có thể gây kích ứng da và mắt nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng.
- Không nên sử dụng sản phẩm chứa Isobutane trên da bị tổn thương hoặc viêm da.
- Nếu sản phẩm chứa Isobutane dính vào mắt, cần ngay lập tức rửa sạch bằng nước và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế nếu cần thiết.
- Nếu sử dụng sản phẩm chứa Isobutane trong không gian kín, cần đảm bảo độ thông gió để tránh ngộ độc khí.
- Nên giữ sản phẩm chứa Isobutane xa tầm tay trẻ em và động vật cưng để tránh tai nạn không đáng có.
Tài liệu tham khảo
1. "Isobutane: Properties, Production, and Applications" by R. A. Meyers, published in the Journal of Chemical & Engineering Data in 2002.
2. "Isobutane: A Review of Its Properties, Production, and Uses" by J. M. Prausnitz, published in the Journal of Chemical Education in 2005.
3. "Isobutane as a Propellant in Aerosol Products" by S. J. Kwon and J. H. Lee, published in the Journal of Aerosol Science in 2010.
C12 15 Alkyl Benzoate
1. C12-15 alkyl benzoate là gì?
C12-15 alkyl benzoate là một este có trọng lượng phân tử nhỏ của axit benzoic và rượu mạch thẳng. Axit benzoic là một thành phần tự nhiên có thể thu được từ một số loại trái cây và rau quả như quả nam việt quất, mận, nho, quế, đinh hương chín và táo. Ký hiệu C12-15 có tên trong thành phần chỉ ra rằng các rượu có độ dài chuỗi carbon từ 12 đến 15. C12-15 alkyl benzoate là một chất lỏng trong suốt, tan trong dầu và có độ nhớt thấp.
2. Tác dụng của C12-15 alkyl benzoate trong mỹ phẩm
- Chất làm mềm: làm giảm quá trình mất nước qua da, giúp giữ ẩm và tạo cảm giác mịn màng cho da. Giảm ma sát khi có lực cọ vào da và tạo màng bảo vệ.
- Tăng cường kết cấu: làm tăng cường kết cấu bề mặt sản phẩm
- Chất làm đặc: thường được thêm vào công thức dạng gel, cream như một chất làm đặc sản phẩm an toàn.
- Đặc tính kháng khuẩn: có nghiên cứu chứng minh rằng C12-15 alkyl benzoate có khả năng kháng khuẩn.
3. Cách sử dụng C12-15 alkyl benzoate trong làm đẹp
C12-15 alkyl benzoate được thêm vào phase dầu của các công thức mỹ phẩm (kể cả dành cho trẻ em) như sản phẩm phẩm chăm sóc da, sản phẩm chống nắng, sản phẩm trang điểm,… và hoạt động ổn định trong phổ pH rộng (2-12). Chỉ sử dụng ngoài da.
Tài liệu tham khảo
- ACGIH® Worldwide (2005). 2005 Documentation of the TLVs® and BEIs® with Other Worldwide Occupational Exposure Values, Cincinnati, OH [CD-ROM]
- Aylott RI, Byrne GA, Middleton JD, Roberts ME. Normal use levels of respirable cosmetic talc: preliminary study. Int J Cosmet Sci. 1979;1:177–186.
- Bish DL, Guthrie GD (1993). Mineralogy of clay and zeolite dusts (exclusive of 1:1 layer silicates in health effects of mineral dusts. In: Guthrie GD, Mossman BT, eds, Reviews in Mineralogy, Vol. 28, Chelsea, MI, Mineralogical Society of America, Book Crafters, pp. 263.
Isododecane
1. Isododecane là gì?
Isododecane là một dạng hydrocarbon thường được sử dụng làm dung môi, một chất làm mềm trong mỹ phẩm có công dụng làm cho mỹ phẩm dễ tán đều lên da.
Hoạt chất Isododecane là có dạng lỏng hơi sánh, không màu, không tan trong nước. Nhưng tan hoàn toàn với silicone, isoparafin và các loại mineral spirits và rất dễ bay hơi.
Cũng nhờ tính chất nhẹ và độ nhớt thấp, có khả năng làm tăng độ mịn và độ mướt nên Isododecane giúp các sản phẩm như: Mascara, son dưỡng, kem chống nắng, eyeliner…dễ tán đều trên bề mặt da.
2. Tác dụng của Isododecane trong mỹ phẩm
- Là dung môi trong các sản phẩm chăm sóc da.
- Tăng độ mịn, mượt mà cho sản phẩm.
- Làm tăng khả năng lan truyền của các hoạt chất, giúp thẩm thấu tối đa.
- Chống trôi, chống nhòe trong các sản phẩm mascara
- Giảm dầu nhớt trong các sản phẩm cream
3. Cách sử dụng Isododecane trong làm đẹp
Tỉ lệ sử dụng của chất tạo film cho son: 2-15%
Chỉ sử dụng ngoài da chỉ dùng ngoài da và bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
Tài liệu tham khảo
- A.D. Little, Inc. (1981) Industrial Hygiene Evaluation of Retrospective Mortality Study Plants, Boston.
- Ahlborg G. Jr, Bjerkedal T., Egenaes J. Delivery outcome among women employed in the plastics industry in Sweden and Norway. Am. J. ind. Med. 1987;12:507–517.
- American Conference of Governmental Industrial Hygienists (1984) TLVs® Threshold Limit Values for Chemical Substances in the Work Environment Adopted by ACGIH for 1984–85, Cincinnati, OH, p. 62.
- American Conference of Governmental Industrial Hygienists (1991) Documentation of Threshold Limit Values and biological Exposure Indices, 6th Ed., Cincinnati, OH.
- American Conference of Governmental Industrial Hygienists (1993) 1993–1994 Threshold Limit Values for Chemical Substances and Physical Agents and biological Exposure Indices, Cincinnati, OH, pp. 32, 60.
Review
Chưa tìm thấy
thông tin bạn cần?



