
Thành phần
Tổng quan về sản phẩm







Danh sách thành phần
EWG | CIR | Tên thành phần & Chức năng mỹ phẩm | Ghi chú |
---|---|---|---|
3 | - | (Chất trị mụn trứng cá, Chất oxy hóa) | ![]() |
1 | - | (Dung môi) | |
1 2 | B | (Chất hoạt động bề mặt, Chất làm sạch, Tạo bọt) | ![]() ![]() |
1 | A | (Mặt nạ, Chất tạo mùi, Ổn định nhũ tương, Nhũ hóa, Chất hoạt động bề mặt, Chất tái tạo) | ![]() ![]() ![]() |
Sữa rửa mặt Artisan of Skin Micronized BPO Gel Cleanser - Giải thích thành phần
Benzoyl Peroxide
1. Benzoyl peroxide là gì?
Benzoyl Peroxide (gọi tắt là BPO) là hoạt chất trị mụn mạnh mẽ có thể “tống khứ” đủ các loại mụn từ nhẹ đến nặng, bao gồm mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bọc, mụn viêm đã sưng đỏ.
Rất nhiều nghiên cứu (khoảng hơn năm thập kỷ) đã chứng minh hiệu quả của benzoyl peroxide. Benzoyl Peroxide có khả năng thâm nhập vào nang lông để tiếp cận, và sau đó tiêu diệt vi khuẩn với nguy cơ nhạy cảm thấp. Nó cũng không gây ra hiện tường “kháng thuốc” như nhiều loại kháng sinh kê đơn thoa ngoài da có thể gây nên.
2. Tác dụng của Benzoyl peroxide
- Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn
- Loại bỏ dầu thừa
- Loại bỏ tế bào da chết
3. Cách dùng
- Lựa chọn nồng độ phù hợp: 5% dành cho mụn nặng (mụn viêm, mụn bọc, mụn trứng cá…) và 2,5% dành cho mụn nhẹ (mụn đầu đen, mụn đầu trắng….). Hoặc, nếu da quá nhạy cảm nhưng lại gặp phải trường hợp mụn nặng, thì nên sử dụng trước những sản phẩm chứa 2,5% Benzoyl Peroxide cho da quen dần với thành phần này, sau đó 1 tháng mới nâng nồng độ lên 5%, cách sử dụng này sẽ khiến da “dễ chịu” hơn rất nhiều.
- Có thể dùng chung với BHA để “đánh đuổi” mụn nhanh – mạnh – ngay lập tức vì BHA có công dụng tẩy tế bào chết chuyên sâu, giảm bít tắc trong lỗ chân lông còn Benzoyl có khả năng kháng viêm, phóng oxy trong từng “lỗ rỗng”, khiến mụn chín nhanh và khuôn mặt sẽ mau chóng sạch sẽ chỉ trong vòng vài ngày. Có thể dùng chung với Retinol.
- Với da nhạy cảm và rất dễ kich ứng, sử dụng sản phẩm chứa Benzoyl Peroxide kết hợp với BHA hơn là dùng Benzoyl nguyên chất. Các chất làm dịu trong sản phẩm sẽ làm Benzoyl Peroxide trở nên dịu nhẹ hơn mà vẫn giữ được công năng của hoạt chất.
- Dùng kết hợp với kem dưỡng ẩm vì Benzoyl Peroxide có thể khiến cho da bạn khô hơn.
Tài liệu tham khảo
- Kircik LH. The role of benzoyl peroxide in the new treatment paradigm for acne. J Drugs Dermatol. 2013 Jun 01;12(6):s73-6.
- Wu XG, Xu AE, Luo XY, Song XZ. A case of progressive macular hypomelanosis successfully treated with benzoyl peroxide plus narrow-band UVB. J Dermatolog Treat. 2010 Nov;21(6):367-8.
- Fernández Vozmediano JM, Alonso Blasi N, Almenara Barrios J, Alonso Trujillo F, Lafuente L. [Benzoyl peroxide in the treatment of decubitus ulcers]. Med Cutan Ibero Lat Am. 1988;16(5):427-9.
- Burkhart CG, Burkhart CN. Decreased efficacy of topical anesthetic creams in presence of benzoyl peroxide. Dermatol Surg. 2005 Nov;31(11 Pt 1):1479-80.Huyler AH, Zaenglein AL. Adherence to over-the-counter benzoyl peroxide in patients with acne. J Am Acad Dermatol. 2017 Oct;77(4):763-764.
Water
1. Nước là gì?
Nước là thành phần mỹ phẩm được sử dụng thường xuyên nhất. Nước trong các sản phẩm chăm sóc da hầu như luôn được liệt kê đầu tiên trên bảng thành phần vì nó thường là thành phần có nồng độ cao nhất trong công thức với chức năng là DUNG MÔI.
2. Vai trò của nước trong quá trình làm đẹp
Bất chấp những tuyên bố về nhu cầu hydrat hóa của làn da và những tuyên bố liên quan đến các loại nước đặc biệt, hóa ra nước đối với da có thể không phải là một thành phần quan trọng như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ có nồng độ 10% nước ở lớp ngoài cùng của da là cần thiết cho sự mềm mại và dẻo dai ở phần này của biểu bì, được gọi là lớp sừng. Các nghiên cứu đã so sánh hàm lượng nước của da khô với da thường hoặc da dầu nhưng không tìm thấy sự khác biệt về mức độ ẩm giữa chúng.
Hơn nữa, quá nhiều nước có thể là một vấn đề đối với da vì nó có thể phá vỡ các chất thiết yếu trong các lớp bề mặt của da để giữ cho da nguyên vẹn, mịn màng và khỏe mạnh. Ví dụ như tình trạng bạn sẽ bị “ngứa” các ngón tay và ngón chân khi bạn ngâm mình trong bồn tắm hoặc vùng nước khác quá lâu.
Tuy nhiên, uống đủ nước là điều cần thiết.
Tài liệu tham khảo
- Skin Research and Technology, May 2015, pages 131-136
- Skin Pharmacology and Applied Skin Physiology, November-December 1999, pages 344-351
- Journal of Cosmetic Science, September-October 1993, pages 249-262
Sodium C14 16 Olefin Sulfonate
1. Sodium C14-16 Olefin Sulfonate là gì?
Sodium C14-16 Olefin Sulfonate là một thành phần làm sạch có khả năng phân hủy sinh học với đặc tính làm sạch và khả năng tạo bọt cao. Tuy nhiên, 2 đặc tính đó cũng có nghĩa là thành phần này thường khá khó chịu trên da (harsh - quá mạnh).
2. Công dụng của Sodium C14-16 Olefin Sulfonate trong làm đẹp
- Chất làm sạch
- Chất hoạt động bề mặt
- Chất tạo bọt
3. Độ an toàn của Sodium C14-16 Olefin Sulfonate
Sodium C14-16 Olefin Sulfonate là thành phần mỹ phẩm uy tín tại Mỹ với các sản phẩm có chứa thành phần này đều được thông qua chứng nhận FDA an toàn.
Tài liệu tham khảo
- International Journal of Toxicology, Tháng 10 1998, xuất bản lần 5, trang 39-65
- Nair, Bindu. "Final report on the safety assessment of Sodium Alpha-Olefin Sulfonates." International Journal of Toxicology 17.5_suppl (1998): 39-65
Stearic Acid
1. Axit stearic là gì?
Axit stearic còn được gọi với cái tên như Octadecanoic acid hay C18, là một axit béo xuất hiện tự nhiên. Nó được liệt kê trong hướng dẫn tiêu dùng chăm sóc của PETA, là một chất có nguồn gốc động vật vì axit stearic chủ yếu có nguồn gốc từ chất béo được tạo ra của trang trại và động vật nuôi. Nó là một chất phụ gia rất phổ biến được sử dụng trong sản xuất hơn 3.200 sản phẩm chăm sóc da, xà phòng và tóc, như xà phòng, dầu gội và chất tẩy rửa gia dụng.
Axit stearic có đặc tính trở thành một chất làm sạch tự nhiên, có khả năng giúp loại bỏ bã nhờn (dầu), bụi bẩn và vi khuẩn khỏi da, tóc và các bề mặt khác mặt khác nó cũng là một chất nhũ hóa, chất làm mềm và chất bôi trơn.
2. Tác dụng của axit stearic trong làm đẹp
- Loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất khác trên bề mặt da
- Làm sạch lỗ chân lông của dầu thừa và các chất có thể tích tụ để hình thành mụn đậu đen, mụn đậu trắng
- Ngăn chặn các thành phần trong các loại sản phẩm và công thức khác nhau tách ra
3. Ứng dụng của axit stearic trong thực tế
Ngoài công dụng làm đẹp, axit stearic còn có nhiều ứng dụng khác nhau trong cuộc sống như sau:
- Axit stearic có vai trò giúp làm cứng xà bông nhất là những loại xà bông làm từ dầu thực vật.
- Hợp chất hóa học này còn được dùng làm hỗn hợp tách trong sản xuất khuôn thạch cao.
- Sản xuất hoặc bao ngoài các loại stearate kẽm, magne và các kim loại khác để hạn chế sự oxi hoá cho kim loại.
- Là thành phần để làm đèn cầy, xà bông, chất dẻo và làm mềm cao su.
- Là thành phần trong các loại đường ăn kiêng, hoặc dầu ăn kiêng để hạn chế sự tăng cân.
- Là một chất bôi trơn trong quá trình đúc phun và bức xúc của bột gốm.
4. Lưu ý khi sử dụng axit stearic
Cần trang bị cho mình đầy đủ các vật dụng bảo vệ như khẩu trang bảo hộ, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ, mặt nạ phòng hơi độc, ủng, bao tay... để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng axit stearic.
Tài liệu tham khảo
- Merel A van Rooijen, Jogchum Plat, Wendy A M Blom, Peter L Zock, Ronald P Mensink. 2020. Dietary stearic acid and palmitic acid do not differently affect ABCA1-mediated cholesterol efflux capacity in healthy men and postmenopausal women: A randomized controlled trial
- Saska S Tuomasjukka, Matti H Viitanen, Heikki P Kallio. 2009. Regio-distribution of stearic acid is not conserved in chylomicrons after ingestion of randomized, stearic acid-rich fat in a single meal.
- Y Imasato, M Nakayama, K Imaizumi, M Sugano. 1994. Lymphatic transport of stearic acid and its effect on cholesterol transport in rats
Review
Chưa tìm thấy
thông tin bạn cần?



