Kem dưỡng ẩm Olay Complete Daily Defense All Day Moisturizer With Sunscreen Spf 30 For Sensitive Skin
Dưỡng da

Kem dưỡng ẩm Olay Complete Daily Defense All Day Moisturizer With Sunscreen Spf 30 For Sensitive Skin

0 (0)
0
0
So sánh Tìm bản dupe
Thành phần
Tổng quan
Chi tiết
Giải thích
Review

Tổng quan về sản phẩm

Phân tích nhanh về sản phẩm
Không chứa paraben
Không chứa sulfate
Không có cồn
Không chứa silicone
An toàn với da mụn
Thành phần tối thiểu
Không chứa chất gây dị ứng (EU)
Tác dụng & Thành phần đáng chú ý
Làm sạch
Làm sạch
từ (7) thành phần
Cetyl Alcohol Stearyl Alcohol Laureth 7 Steareth 2 Steareth 21 Oleth 3 Phosphate Peg/Ppg 20/20 Dimethicone
Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm
từ (3) thành phần
Glycerin Zinc Oxide Camellia Sinensis Leaf Extract
Làm sáng da
Làm sáng da
từ (1) thành phần
Niacinamide
Phục hồi da
Phục hồi da
từ (1) thành phần
Panthenol
Chống lão hóa
Chống lão hóa
từ (2) thành phần
Tocopheryl Acetate Niacinamide
Chống nắng
Chống nắng
từ (4) thành phần
Octinoxate Octisalate Zinc Oxide Octocrylene
Đánh giá tác động của thành phần với từng loại da
Nhấp vào mũi tên bên cạnh Loại da! Xanh lá cây = Tốt & Đỏ = Xấu
Da khô
Da khô
2
Da dầu
Da dầu
2
Da nhạy cảm
Da nhạy cảm
1
Độ an toàn của thành phần (theo thang đánh giá EWG)
Nguy cơ thấp
Rủi ro vừa phải
Rủi ro cao
Không xác định
55%
38%
7%

Danh sách thành phần

EWG CIR Tên thành phần & Chức năng mỹ phẩm Ghi chú
5
-
(Chất hấp thụ UV, Chất chống nắng)
Chống nắng
1
3
-
(Chất hấp thụ UV, Bộ lọc UV)
Chống nắng
2
3
-
(Chất hấp thụ UV, Chất chống nắng, Bộ lọc UV)
Chống nắng
2
9
-
(Bảo vệ da, Chất tạo màu mỹ phẩm, Chất chống nắng, Chất độn)
Chống nắng
Phù hợp với da dầu
Dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm Olay Complete Daily Defense All Day Moisturizer With Sunscreen Spf 30 For Sensitive Skin - Giải thích thành phần

Octinoxate

Chức năng: Chất hấp thụ UV, Chất chống nắng

1. Octinoxate là gì?

Octinoxate (hay Octyl Methocycinnamate) là một ester cinnamate được tạo thành từ Methoxycinnamic Acid và 2-Ethylhexanol. Octinoxate được dùng trong nhiều sản phẩm kem chống nắng và chăm sóc da khác nhằm giảm thiểu hiện tượng quang hóa DNA.

2. Tác dụng của Octinoxate trong mỹ phẩm

  • Octinoxate có tác dụng chống nắng phổ rộng, ngăn tình trạng lão hóa da, bỏng da
  • Giúp làm giảm bớt nguy cơ xuất hiện tổn thương da lẫn sẹo trên da
  • Giữ cho sản phẩm ổn định về mặt vật lý, đặc biệt khi chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

3. Cách sử dụng Octinoxate trong làm đẹp

  • Chỉ dùng Octinoxate ngoài da.
  • Theo khuyến cáo của FDA, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm chứa Octinoxate với hàm lượng dưới 7,5%.
  • Trường hợp bạn có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng hoặc có vấn đề liên quan đến nội tiết thì nên xem xét thay thế sản phẩm chống nắng có chứa Octinoxate bằng các sản phẩm chống nắng vật lý.

4. Một số lưu ý khi sử dụng

Luôn luôn đọc kỹ hàm lượng Octinoxate trước khi mua sản phẩm.

Dùng sản phẩm chứa Octinoxate lâu dài hoặc lạm dụng sẽ có nguy cơ gia tăng sắc tố… do da bị bào mòn và thẩm thấu quá nhiều. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho da và sức khỏe.

Nếu kem chống nắng, son môi, kem dưỡng da và dầu gội của bạn đều chứa Octinoxate, tốt nhất là bạn nên thêm một số mỹ phẩm khoáng hoặc kem chống lão hóa tự làm vào thói quen chăm sóc da của bạn.

Tài liệu tham khảo

  • Rai R, Srinivas CR. Photoprotection. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 2007 Mar-Apr;73(2):73-9.
  • Moloney FJ, Collins S, Murphy GM. Sunscreens: safety, efficacy and appropriate use. Am J Clin Dermatol. 2002;3(3):185-91.
  • Kullavanijaya P, Lim HW. Photoprotection. J Am Acad Dermatol. 2005 Jun;52(6):937-58; quiz 959-62.

Octisalate

Tên khác: 2-Ethylhexyl Salicylate; Octyl Salicylate; Ethylhexyl salicylate
Chức năng: Chất hấp thụ UV, Bộ lọc UV

1. Octisalate là gì?

Octisalate còn được gọi là Octyl Salicylate hoặc Salicylat 2-ethylhexyl, là một hợp chất hữu cơ được sử dụng làm thành phần trong kem chống nắng và mỹ phẩm để hấp thụ tia UVB (tia cực tím) từ ánh nắng mặt trời. Nó là este hình thành bởi sự ngưng tụ của Salicylic Acid với 2-Ethylhexanol. 

Phần salicylate của phân tử hấp thụ ánh sáng cực tím, bảo vệ da khỏi các tác hại của ánh sáng mặt trời. Phần ethylhexanol là một chất béo có cồn, thêm tính chất làm mềm và chống thấm. Octisalate tồn tại ở dạng chất lỏng không màu với mùi thơm nhẹ của hoa.

2. Công dụng của Octisalate trong làm đẹp

  • Là thành phần có độ ổn định cao
  • Giúp trung hòa các gốc tự do có trong ánh nắng mặt trời
  • Tăng cường độ ổn định của các màng lọc tia UV khác như oxybenzone và avobenzone

3. Độ an toàn của Octisalate

Hiện chưa có báo cáo về tác dụng phụ gây hại của Octisalate đối với làn da & sức khỏe người dùng khi sử dụng trong các sản phẩm bôi ngoài da. Tuy nhiên, theo EWG thì chất này có khả năng tăng cường thẩm thấu qua da. Nó có thể làm tăng khả năng gây hại nếu kết hợp với các thành phần không tốt khác trong mỹ phẩm.

Tài liệu tham khảo

  • JAMA, January 2020, ePublication
  • Photochemical & Photobiological Sciences, tháng 6 năm 2019, trang 1,556–1,564
  • Catalysts, tháng 11 năm 2017, ePublication
  • Journal of the American Academy of Dermatology, tháng 6 năm 2005, trang 937–956
  • Skin Pharmacology and Applied Physiology, tháng 1 - tháng 2 năm 2003, trang 28–35
  • International Journal of Toxicology, chương 22, phụ lục 3, 2003, trang 1–108

Octocrylene

Tên khác: 3-diphenyl acrylate; Octocrylene
Chức năng: Chất hấp thụ UV, Chất chống nắng, Bộ lọc UV

1. Octocrylene là gì?

Octocrylene được biết đến là một loại hợp chất hữu cơ thường “góp mặt” trong nhiều loại mỹ phẩm, đặc biệt là các loại kem chống nắng hóa học. Về nguồn gốc, Octocrylene là một loại este nhân tạo được sản xuất bằng cách ngưng tụ 2-ethylhexyl xyanoacetat với benzophenone.

2. Tác dụng của Octocrylene trong mỹ phẩm

  • Có tác dụng giữ ẩm cho da.
  • Có khả năng trung hòa tia UV và giảm những tổn thương của ánh nắng gây ra cho da.
  • Tăng cường hiệu quả và tính ổn định trong kem chống nắng

3. Một số lưu ý khi sử dụng

Vốn là một hoạt chất dễ thẩm thấu, Octocrylene sẽ đi sâu vào tầng biểu bì. Trong trường hợp bạn sử dụng quá nhiều Octocrylene, phần hoạt chất dư thừa có thể sẽ mất ổn định và có phản ứng với các chất tại tầng biểu bì. Lúc này, các hoạt chất độc hại được sản sinh và tạo ra những thay đổi xấu cho cơ thể, cụ thể hơn là làm tăng nguy cơ hình thành các gốc tự do.

Bên cạnh đó, độc tính sinh sản là một trong những tác dụng phụ khác mà chúng ta cần phải kể đến. Mặc dù trường hợp này rất ít khi xảy ra nhưng bạn cũng nên cẩn thận. Để tránh các nguy cơ tiềm ẩn, bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Tài liệu tham khảo

  • Rai R, Srinivas CR. Photoprotection. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 2007 Mar-Apr
  • Moloney FJ, Collins S, Murphy GM. Sunscreens: safety, efficacy and appropriate use. Am J Clin Dermatol. 2002
  • Kullavanijaya P, Lim HW. Photoprotection. J Am Acad Dermatol. 2005 Jun
  • Latha MS, Martis J, Shobha V, Sham Shinde R, Bangera S, Krishnankutty B, Bellary S, Varughese S, Rao P, Naveen Kumar BR. Sunscreening agents: a review. J Clin Aesthet Dermatol. 2013 Jan

Zinc Oxide

Tên khác: microfine Zinc Oxide; CI 77947
Chức năng: Bảo vệ da, Chất tạo màu mỹ phẩm, Chất chống nắng, Chất độn

1. Zinc Oxide là gì?

Zinc Oxide còn có tên gọi khác là kẽm oxit, là một hợp chất ion liên kết giữa nguyên tử kẽm và nguyên tử oxy đơn. Nó là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong da, xương, tóc và móng tay. Zinc Oxide cũng đóng vai trò trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể như tái tạo tế bào chết, tổng hợp protein, cân bằng hormone.

Zinc Oxide là một dạng bột màu trắng, nó thường được dùng làm trắng, có độ bám dính cao và chống lại tia cực tím. Kẽm oxit có nhiều tác dụng bảo vệ da do nắng, giúp điều trị và hạn chế sự hình thành của các loại mụn trứng cá, côn trùng châm đốt, ban do tác lót, nấm da, vẩy nến, tăng tiết nhờn, vảy da đầu, loét giãn tĩnh mạch.

2. Tác dụng của Zinc Oxide trong mỹ phẩm

  • Có khả năng làm săn da và sát khuẩn nhẹ
  • Chống lão hóa, làm dịu da
  • Kiểm soát dầu nhờn

Tài liệu tham khảo

  • Journal of Investigative Dermatology, tháng 2 năm 2019, trang 277-278
  • Nanomaterials, tháng 3 năm 2017, trang 27-31
  • Particle and Fibre Toxicology, tháng 8 năm 2016, trang 44
  • International Journal of Cosmetic Science, tháng 6 năm 2014, trang 273-283
  • Indian Journal of Dermatology, tháng 9-10 năm 2012, trang 335-342
  • Archives of Toxicology, tháng 7 năm 2012, trang 1063-1075
  • Photodermatology, Photoimmunology, & Photomedicine, April 2011, trang 58-67
  • American Journal of Clinical Dermatology, tháng 12 năm 2010, trang 413-421

 

Review

0
0 đánh giá
Viết đánh giá