Peach Slices Deep Blemish Microdarts

Peach Slices Deep Blemish Microdarts

0 (0)
0
0
So sánh Tìm bản dupe
Thành phần
Tổng quan
Chi tiết
Giải thích
Review

Tổng quan về sản phẩm

Phân tích nhanh về sản phẩm
Không chứa paraben
Không chứa sulfate
Không có cồn
Không chứa silicone
An toàn với da mụn
Thành phần tối thiểu
Không chứa chất gây dị ứng (EU)
Tác dụng & Thành phần đáng chú ý
Làm sạch
Làm sạch
từ (1) thành phần
Centella Asiatica Extract
Trị mụn
Trị mụn
từ (3) thành phần
Melaleuca Alternifolia (Tea Tree) Leaf Oil Salicylic Acid Salix Alba (Willow) Bark Extract
Làm sáng da
Làm sáng da
từ (1) thành phần
Niacinamide
Phục hồi da
Phục hồi da
từ (2) thành phần
Sodium Hyaluronate Centella Asiatica Extract
Chống lão hóa
Chống lão hóa
từ (1) thành phần
Niacinamide
Đánh giá tác động của thành phần với từng loại da
Nhấp vào mũi tên bên cạnh Loại da! Xanh lá cây = Tốt & Đỏ = Xấu
Da khô
Da khô
2
Da dầu
Da dầu
1
Da nhạy cảm
Da nhạy cảm
2
Độ an toàn của thành phần (theo thang đánh giá EWG)
Nguy cơ thấp
Rủi ro vừa phải
Rủi ro cao
Không xác định
80%
20%

Danh sách thành phần

EWG CIR Tên thành phần & Chức năng mỹ phẩm Ghi chú
1
A
(Chất giữ ẩm, Dưỡng da)
Phù hợp với da khô
Phục hồi da
1
A
(Dung môi, Mặt nạ, Chất tạo mùi, Chất giữ ẩm, Dưỡng da, Chất làm đặc, Chất làm giảm độ nhớt)
Phù hợp với da khô
1
A
(Dưỡng tóc, Dưỡng da, Làm mịn)
Chống lão hóa
Làm sáng da
1
3
B
(Mặt nạ, Chất tạo mùi, Dưỡng tóc, Chất làm biến tính, Chất bảo quản, Dưỡng da, Chất loại bỏ tế bào chết, Chất trị gàu, Chất trị mụn trứng cá, Thuốc tiêu sừng, Loại bỏ vết chai/mô sẹo/mụn cóc)
Không tốt cho da nhạy cảm
Phù hợp với da dầu
Trị mụn

Peach Slices Deep Blemish Microdarts - Giải thích thành phần

Sodium Hyaluronate

Tên khác: Hyaluronic Acid Sodium Salt; Kopuron
Chức năng: Chất giữ ẩm, Dưỡng da

1. Sodium Hyaluronate là gì?

Natri hyaluronate là muối natri của axit hyaluronic, một polysacarit tự nhiên được tìm thấy trong các mô liên kết như sụn. Thành phần này được liệt kê trong Hướng dẫn tiêu dùng chăm sóc của PETA có nguồn gốc từ các nguồn động vật.

2. Tác dụng của Sodium Hyaluronate trong làm đẹp

  • Dưỡng ẩm cho làn da tươi trẻ, căng bóng
  • Làm dịu da, giảm sưng đỏ
  • Tăng sức đề kháng cho hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh
  • Xóa mờ nếp nhăn, chống lão hoá

 3. Cách sử dụng Sodium Hyaluronate trong làm đẹp

Dù Sodium Hyaluronate rất tốt cho làn da, tuy nhiên để hoạt chất này phát huy hiệu quả vượt trội các bạn nên nhớ sử dụng khi làn da còn ẩm. Tốt nhất là sử dụng sau khi rửa mặt, trước khi dùng toner, đắp mặt nạ. Điều này sẽ giúp cho Sodium Hyaluronate có thể thấm sâu, cấp ẩm và nuôi dưỡng làn da. Bạn cũng có thể kết hợp với xịt khoáng để đảm bảo cung cấp nguồn “nguyên liệu” đủ để các phân tử Sodium Hyaluronate hấp thụ tối đa, cho làn da căng mọng.

Sau khi dùng Sodium Hyaluronate, bạn cần sử dụng kem dưỡng chứa thành phần khóa ẩm, để ngăn ngừa tình trạng mất nước của làn da. Đồng thời, các bạn nên lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín để đảm bảo hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.

4. Một số lưu ý khi sử dụng

  • Dùng khi làn da còn ẩm, tốt nhất là sau khi rửa mặt, trước khi dùng toner, đắp mặt nạ
  • Kết hợp cùng xịt khoáng để tăng khả năng ngậm nước.
  • Cần sử dụng sản phẩm có khả năng khóa ẩm sau khi dùng Sodium Hyaluronate
  • Lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín để đảm bảo hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

  • Higashide T, Sugiyama K. Use of viscoelastic substance in ophthalmic surgery - focus on sodium hyaluronate. Clin Ophthalmol. 2008 Mar;2(1):21-30.
  • Silver FH, LiBrizzi J, Benedetto D. Use of viscoelastic solutions in ophthalmology: a review of physical properties and long-term effects. J Long Term Eff Med Implants. 1992;2(1):49-66.
  • Borkenstein AF, Borkenstein EM, Malyugin B. Ophthalmic Viscosurgical Devices (OVDs) in Challenging Cases: a Review. Ophthalmol Ther. 2021 Dec;10(4):831-843.
  • Holzer MP, Tetz MR, Auffarth GU, Welt R, Völcker HE. Effect of Healon5 and 4 other viscoelastic substances on intraocular pressure and endothelium after cataract surgery. J Cataract Refract Surg. 2001 Feb;27(2):213-8.
  • Hessemer V, Dick B. [Viscoelastic substances in cataract surgery. Principles and current overview]. Klin Monbl Augenheilkd. 1996 Aug-Sep;209(2-3):55-61.

 

Butylene Glycol

Tên khác: 1,3 Butylene Glycol; Butane-1,3-diol; Butylene Alcohol; Butanediol; 1,3-Butandiol; 1,3-Butanediol; 1,3-Dihydroxybutane
Chức năng: Dung môi, Mặt nạ, Chất tạo mùi, Chất giữ ẩm, Dưỡng da, Chất làm đặc, Chất làm giảm độ nhớt

1. Butylene glycol là gì?

Butylene glycol hay còn được gọi là 1,3-butanediol, là một loại rượu hữu cơ nhỏ được sử dụng làm dung môi và chất điều hòa. Butylene Glycol có thể chất lỏng, không có màu, hòa tan được trong nước và có nhiều trong dầu mỏ.

Butylene Glycol có khả năng giữ ẩm cho da và được dùng để làm dung môi hòa tan các thành phần khác trong mỹ phẩm, từ đó tăng khả năng thấm cho mỹ phẩm và giúp sản phẩm không gây nhờn rít cho da. Do cùng thuộc nhóm Glycol nên Butylene Glycol dễ bị cho là gây kích ứng da người sử dụng giống với Ethylene Glycol và Propylene Glycol. Nhưng trên thực tế thì Butylene Glycol an toàn hơn và có khả năng giữ ẩm cho da tốt hơn Ethylene Glycol và Propylene Glycol.

2. Tác dụng của Butylene Glycol trong mỹ phẩm

  • Giúp cho sự thâm nhập qua da của các chất được dễ dàng hơn
  • Giúp cho cấu trúc của kem bôi mỏng hơn
  • Làm dung môi để hòa tan các thành phần khác trong mỹ phẩm
  • Giữ ẩm cho da

3. Độ an toàn của Butylene Glycol

Các cơ quan như FDA, EPA Hoa Kỳ và CTFA đều nhận định Butylene Glycol là an toàn để sử dụng làm thành phần trong mỹ phẩm. Tạp chí American College of Toxicology có thông tin Butylene Glycol đã được nghiên cứu và chứng minh là an toàn.

Lưu ý:

  • Nồng độ Butylene Glycol trong các sản phẩm mỹ phẩm cần được kiểm soát ≤ 0,5%.
  • Không nên dùng lâu những mỹ phẩm có Butylene Glycol trong thành phần để tránh gây kích ứng da.
  • Không bôi những sản phẩm có Butylene Glycol lên mắt hoặc những chỗ có vết thương hở.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng những sản phẩm có chứa Butylene Glycol do có thể gây hại cho thai nhi.
  • Những người bị mụn hoặc dị ứng dùng mỹ phẩm có chứa Butylene Glycol có thể gặp tình trạng bị mụn hoặc dị ứng nặng hơn.

Tài liệu tham khảo

  • CTFA. (1980). Submission of unpublished data. ClR safety data test summary. Animal oral, dermal, and ocular tests of nail lotion containing Butylene Clycol.
  • SHELANSKI, M.V. Evaluation of 1,3-Butylene Glycol as a safe and useful ingredient in cosmetics.
  • SCALA, R.A., and PAYNTER, O.E. (1967). Chronic oral toxicity of 1,3-Butanediol.

Niacinamide

Tên khác: Nicotinic acid amide; Nicotinamide
Chức năng: Dưỡng tóc, Dưỡng da, Làm mịn

Định nghĩa

Niacinamide, còn được gọi là vitamin B3 hoặc nicotinamide, là một dạng của vitamin B3, có khả năng giúp cải thiện sức khỏe da và giảm các vấn đề về làn da.

Công dụng trong làm đẹp

  1. Giảm viêm và đỏ da: Niacinamide có tác dụng chống viêm, giúp làm dịu da và giảm tình trạng đỏ da.
  2. Kiểm soát dầu: Nó có khả năng kiểm soát sự sản xuất dầu da, giúp da trở nên mịn màng và giảm tình trạng da dầu.
  3. Giảm mụn: Niacinamide có khả năng giảm vi khuẩn trên da và giúp làm giảm mụn.
  4. Giảm tình trạng tăng sắc tố da: Nó có thể giúp làm giảm tình trạng tăng sắc tố da và làm da trở nên đều màu hơn.

Cách dùng:

  1. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa niacinamide hàng ngày sau bước làm sạch da.
  2. Niacinamide thường được tìm thấy trong kem dưỡng da, serum hoặc mỹ phẩm chăm sóc da khác.
  3. Nó có thể được sử dụng cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm.

Tài liệu tham khảo

  1. "Niacinamide: A B vitamin that improves aging facial skin appearance" - Bissett DL, et al. Dermatologic Surgery, 2005.

  2. "Topical niacinamide improves the epidermal permeability barrier and microvascular function in vivo" - Gehring W. The British Journal of Dermatology, 2004.

  3. "Niacinamide: A review" - Pagnoni A, et al. Journal of Cosmetic and Laser Therapy, 2004.

Salicylic Acid

Tên khác: Salicylates; 2-hydroxybenzoic; Salicylic Acid; Beta Hydroxy Acid
Chức năng: Mặt nạ, Chất tạo mùi, Dưỡng tóc, Chất làm biến tính, Chất bảo quản, Dưỡng da, Chất loại bỏ tế bào chết, Chất trị gàu, Chất trị mụn trứng cá, Thuốc tiêu sừng, Loại bỏ vết chai/mô sẹo/mụn cóc
  1. BHA là gì?
Axit salicylic còn có tên gọi khác là BHA, Salicylates, 2-hydroxybenzoic, Beta Hydroxy Acid.
BHA là viết tắt của Beta hydroxy Acid, hay còn được biết đến như salicylic acid. Salicylic acid là một thành phần desmolytic (“desmolytic” là thuật ngữ chỉ sự phá vỡ các cầu nối tế bào sừng của salicylic acid nhưng không phân giải hoặc phá vỡ các sợi keratin nội bào), có nghĩa là nó có thể tẩy tế bào chết bằng cách hòa tan các liên kết giữ các tế bào chết lên bề mặt da. Do salicylic acid có khả năng hòa tan trong dầu, nên nó cũng có khả năng xâm nhập vào lỗ chân lông và tẩy tế bào chết bên trong lỗ chân lông, giúp hạn chế nổi mụn, bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
  1. Tác dụng của BHA trong làm đẹp
  • Nổi tiếng nhất với các đặc tính tẩy tế bào chết, giúp loại bỏ tế bào chết một cách tự nhiên
  • Ngừa mụn
  • Hiệu quả nhất trong các công thức để lại trên da với độ pH khoản 3-4
  • Khả năng tan trong dầu giúp tẩy tế bào chết bên trong lỗ chân lông để hạn chế nổi mụn, tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn đầu đen
  • Làm sạch sâu, thu nhỏ lỗ chân lông
  • Chống lão hóa, cải thiện cấu trúc da
  1. Cách sử dụng
Dùng BHA cách bước toner khoảng 20-30 phút. Nếu mới sử dụng, hãy chọn sản phẩm có nồng độ thấp để quen trước (nồng độ khoảng 1%). Dùng mỗi tuần 1 lần. Sau khi da quen, có thể nâng tần suất 2 lần/ tuần hoặc thay đổi nồng độ. Lưu ý không cần rửa lại mặt với nước như tẩy da chết vật lý hay peel da. Đợi thêm 30 phút, khi BHA ngấm xuống mới sử dụng các sản phẩm dưỡng tiếp theo. BHA sẽ khiến da khô và rát nên đừng quên kem dưỡng ẩm.
  • Nồng độ 1%: là mức nồng độ thấp nhất, phù hợp với những bạn có làn da nhạy cảm. Nếu như bạn mới làm quen với BHA lần đầu thì đây là sự lựa chọn tốt để da bạn thích nghi đấy.
  • Nồng độ 2%: là nồng độ được xem là hoàn hảo với một sản phẩm BHA vì đem lại hiệu quả cao cho làn da của bạn. Tuy nhiên, khi sử dụng em này thì sẽ hơi châm chích và khá là khó chịu và khi sử dụng một thời gian da sẽ không còn cảm giác đó nữa.
  • Nồng độ 4%: đây là mức nồng độ cao nhất nên mình khuyên chỉ nên dùng từ 1 – 2 lần/ tuần.
Tài liệu tham khảo
  • Handbook of Chemistry and Physics, CRC press, 58th edition page D150-151 (1977)
  • Dawson, R. M. C. et al., Data for Biochemical Research, Oxford, Clarendon Press, 1959.
  • European Commission Scientific Committee on Consumer Safety, June 2019, pages 1-70
  • Regulatory Toxicology and Pharmacology, April 2018, pages 245-251
  • Journal of Cosmetic Science, January-February 2017, pages 55-58
  • Clinical, Cosmetic, and Investigational Dermatology, August 2015, pages 455-461 and November 2010, pages 135-142

Review

0
0 đánh giá
Viết đánh giá

Chưa tìm thấy
thông tin bạn cần?

Gửi thông tin dữ liệu sản phẩm
Tìm kiếm bản Dupe
Tìm kiếm bản Dupe
dupe dupe
dupe