Adcos Glico Renovador

Adcos Glico Renovador

0 (0)
0
0
So sánh Tìm bản dupe
Thành phần
Tổng quan
Chi tiết
Giải thích
Review

Tổng quan về sản phẩm

Phân tích nhanh về sản phẩm
Không chứa paraben
Không chứa sulfate
Không có cồn
Không chứa silicone
An toàn với da mụn
Thành phần tối thiểu
Không chứa chất gây dị ứng (EU)
Tác dụng & Thành phần đáng chú ý
Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm
từ (1) thành phần
Glycerin
Trị mụn
Trị mụn
từ (1) thành phần
Salicylic Acid
Làm sáng da
Làm sáng da
từ (1) thành phần
Niacinamide
Chống lão hóa
Chống lão hóa
từ (4) thành phần
Niacinamide Glycolic Acid Mandelic Acid Lactobionic Acid
Đánh giá tác động của thành phần với từng loại da
Nhấp vào mũi tên bên cạnh Loại da! Xanh lá cây = Tốt & Đỏ = Xấu
Da khô
Da khô
1
1
Da dầu
Da dầu
2
Da nhạy cảm
Da nhạy cảm
3
Độ an toàn của thành phần (theo thang đánh giá EWG)
Nguy cơ thấp
Rủi ro vừa phải
Rủi ro cao
Không xác định
46%
42%
8%
4%

Danh sách thành phần

EWG CIR Tên thành phần & Chức năng mỹ phẩm Ghi chú
1
-
(Dung môi)
1
4
B
(Chất hiệu chỉnh độ pH, Chất ổn định độ pH, Chất loại bỏ tế bào chết)
Chống lão hóa
Không tốt cho da nhạy cảm
Phù hợp với da dầu
2
-
(Dung môi, Mặt nạ, Chất chống tạo bọt, Chất làm đặc, Kháng khuẩn, Chất làm se khít lỗ chân lông)
Không tốt cho da nhạy cảm
Không tốt cho da khô
Chứa cồn
1
-
(Kháng khuẩn, Chất loại bỏ tế bào chết)
Chống lão hóa

Adcos Glico Renovador - Giải thích thành phần

Water

Tên khác: Aqua; H2O; Eau; Aqueous; Acqua
Chức năng: Dung môi

1. Nước là gì?

Nước là thành phần mỹ phẩm được sử dụng thường xuyên nhất. Nước trong các sản phẩm chăm sóc da hầu như luôn được liệt kê đầu tiên trên bảng thành phần vì nó thường là thành phần có nồng độ cao nhất trong công thức với chức năng là DUNG MÔI.

2. Vai trò của nước trong quá trình làm đẹp

Bất chấp những tuyên bố về nhu cầu hydrat hóa của làn da và những tuyên bố liên quan đến các loại nước đặc biệt, hóa ra nước đối với da có thể không phải là một thành phần quan trọng như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ có nồng độ 10% nước ở lớp ngoài cùng của da là cần thiết cho sự mềm mại và dẻo dai ở phần này của biểu bì, được gọi là lớp sừng. Các nghiên cứu đã so sánh hàm lượng nước của da khô với da thường hoặc da dầu nhưng không tìm thấy sự khác biệt về mức độ ẩm giữa chúng.

Hơn nữa, quá nhiều nước có thể là một vấn đề đối với da vì nó có thể phá vỡ các chất thiết yếu trong các lớp bề mặt của da để giữ cho da nguyên vẹn, mịn màng và khỏe mạnh. Ví dụ như tình trạng bạn sẽ bị “ngứa” các ngón tay và ngón chân khi bạn ngâm mình trong bồn tắm hoặc vùng nước khác quá lâu.

Tuy nhiên, uống đủ nước là điều cần thiết.

 

Tài liệu tham khảo

  • Skin Research and Technology, May 2015, pages 131-136
  • Skin Pharmacology and Applied Skin Physiology, November-December 1999, pages 344-351
  • Journal of Cosmetic Science, September-October 1993, pages 249-262

 

Glycolic Acid

Tên khác: Hydroxyacetic acid
Chức năng: Chất hiệu chỉnh độ pH, Chất ổn định độ pH, Chất loại bỏ tế bào chết
  1. Glycolic Acid là gì?
Glycolic acid là một thành phần không thể thiếu trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da phổ biến hiện nay, glycolic axit được ví như một "thành phần kỳ diệu" vì nhiều lợi ích đối với làn da. Glycolic acid là một loại acid alpha-hydroxy (AHA) có nguồn gốc tự nhiên, thường được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da và trị mụn.
 
2. Công dụng
  • Làm mềm và làm sáng da bằng cách loại bỏ lớp da chết và giúp các tế bào da mới sinh ra nhanh hơn
  • Giảm nhăn và làm mịn da
  • Điều trị các vấn đề da như tàn nhang và mụn
  • Điều trị da khô, mụn trứng cá và nếp nhăn trên bề mặt
  • Chống lão hóa
     
    3. Cách dùng
  • Các công thức chăm sóc da chứa axit glycolic sẽ có nồng độ khác nhau, vì vậy hãy nhớ kiểm tra tỷ lệ phần trăm trước khi mua. Nếu có làn da nhạy cảm, hãy chọn công thức có tỷ lệ phần trăm thấp. Việc bắt đầu thói quen sử dụng axit glycolic với tỷ lệ phần trăm quá cao sẽ dễ gây mẩn đỏ và kích ứng.
  • Tránh dùng quá nhiều, khiến da có thể trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị nhiều nguy cơ từ môi trường phá hủy.
  • Cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi sử dụng axit glycolic, nhớ thoa kem chống nắng vào những ngày đang sử dụng phương pháp điều trị bằng glycolic, đặc biệt nếu thoa vào buổi sáng.
  • Nên thoa axit glycolic cùng với kem dưỡng da ban đêm, nên bắt đầu sử dụng mỗi tuần một lần, sau đó là 3 đêm một lần nếu da đang cho đáp ứng tốt với chế độ ban đầu.
Tài liệu tham khảo
  • pH-Dependent Antibacterial Activity of Glycolic Acid: Implications for Anti-Acne Formulations Elba R. Valle-González, Joshua A. Jackman, Bo Kyeong Yoon, Natalia Mokrzecka, Nam-Joon Cho Sci Rep. 2020; 10: 7491. Published online 2020 May 4. doi: 10.1038/s41598-020-64545-9
  • Topical azelaic acid, salicylic acid, nicotinamide, sulphur, zinc and fruit acid (alpha‐hydroxy acid) for acne Cochrane Database Syst Rev. 2020; 2020(5): CD011368. Published online 2020 May 1. doi: 10.1002/14651858.CD011368.pub2

Alcohol

Tên khác: Ethanol; Grain Alcohol; Ethyl Alcohol
Chức năng: Dung môi, Mặt nạ, Chất chống tạo bọt, Chất làm đặc, Kháng khuẩn, Chất làm se khít lỗ chân lông

1. Alcohol, cách phân loại và công dụng

Cồn trong mỹ phẩm bao gồm 2 loại, chúng đều có thể xuất hiện trong thành phần của các loại mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp với mục đích dưỡng da hoặc sử dụng làm dung môi:

  • Cồn béo - Fatty Alcohol hay Emollient Alcohols: Gồm Cetearyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Myristyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Lanolin Alcohol, Arachidyl Alcohol, Behenyl Alcohol. Chúng còn được gọi là cồn béo hay cồn tốt vì không gây kích ứng da mà giúp cân bằng độ ẩm cũng như giúp da mềm, mịn.
  • Cồn khô - Drying Alcohols hay Solvent Alcohols: Gồm SD Alcohol, Ethanol, Methanol, Alcohol Denat, Isopropyl Alcohol, Denatured Alcohol, Methyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Ethyl Alcohol, Benzyl Alcohol. Những loại này còn được gọi là cồn khô hay cồn xấu. Chúng có khả năng khử trùng, chống khuẩn, 1 số chính là loại được dùng trong y học.

2. Lưu ý với các sản phẩm chứa Alcohol

Cồn lành tính, bao gồm cả glycol, được sử dụng làm chất làm ẩm để giúp hydrat hóa và cung cấp các thành phần vào các lớp trên cùng của da.

Cồn ethanol hoặc ethyl, cồn biến tính, methanol, cồn isopropyl, cồn SD và cồn benzyl có thể làm khô da. Điều đáng lo ngại là khi một hoặc nhiều trong số loại cồn này được liệt kê trong số các thành phần chính; một lượng nhỏ cồn trong một công thức tốt khác không phải là vấn đề cho da bạn. Những loại cồn này có thể phá vỡ lớp màng da.

Cồn giúp các thành phần như retinol và vitamin C xâm nhập vào da hiệu quả hơn, nhưng nó làm điều đó bằng cách phá vỡ lớp màng da – phá hủy các chất khiến da bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn và trông trẻ trung hơn trong thời gian dài.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với cồn làm cho các chất lành mạnh trong da bị phá hủy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những tác động tàn phá, lão hóa trên da gia tăng nhiều hơn khi tiếp xúc với cồn lâu hơn; Đó là, hai ngày tiếp xúc có hại hơn rất đáng kể so với một ngày, và đó chỉ là từ việc tiếp xúc với nồng độ 3% (hầu hết các sản phẩm chăm sóc da chứa cồn biến tính có lượng lớn hơn thế).

Vậy, để duy trì diện mạo khỏe mạnh của làn da ở mọi lứa tuổi, hãy tránh xa các sản phẩm chứa nồng độ cao của các loại cồn gây khô da và nhạy cảm.

 

Tài liệu tham khảo

 

  • Trafimow D. On speaking up and alcohol and drug testing for health care professionals. Am J Bioeth. 2014;14(12):44-6.
  • Pham JC, Skipper G, Pronovost PJ. Postincident alcohol and drug testing. Am J Bioeth. 2014;14(12):37-8.
  • Banja J. Alcohol and drug testing of health professionals following preventable adverse events: a bad idea. Am J Bioeth. 2014;14(12):25-36.
  • Cash C, Peacock A, Barrington H, Sinnett N, Bruno R. Detecting impairment: sensitive cognitive measures of dose-related acute alcohol intoxication. J Psychopharmacol. 2015 Apr;29(4):436-46.

 

 

Mandelic Acid

Chức năng: Kháng khuẩn, Chất loại bỏ tế bào chết

1. Mandelic Acid là gì?

Mandelic acid là một loại hoạt chất acid được tìm thấy trong quả hạnh nhân đắng, loại chất này được phát hiện ra từ thí nghiệm của dược sĩ người Đức vào năm 1831, cho nên cái tên Mandelic Acid được đặt từ chữ “hạnh nhân” trong tiếng Đức là “mandel”.

Mandelic Acid là một thành viên của nhà AHA nên sẽ có công dụng tương tự như các loại AHA khác, tuy nhiên Mandelic Acid là hoạt chất có phân tử kích thước lớn nhất nên không thể thẩm thấu sâu vào bên trong da và chỉ hoạt động trên bề mặt da, loại chất này sẽ có tác dụng chậm hơn các loại acid khác, vì vậy bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn mới có thể thấy được hiệu quả.

2. Tác dụng Mandelic acid trong làm đẹp

  • Tẩy da chết
  • Kháng viêm, trị mụn
  • Chống lão hóa
  • Làm sáng da

3. Những lưu ý khi sử dụng Mandelic acid 

Bất cứ các hoạt chất nào cũng đều sẽ có độ kích ứng nhất định, mặc dù nói Mandelic Acid rất lành tính nhưng chung quy đây vẫn là một loại AHA, nên cũng không khỏi gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Da khô và bong tróc
  • Kích ứng hoặc đỏ da
  • Da nhạy cảm hơn

Những trường hợp này thường xảy ra khi sử dụng Mandelic Acid với nồng độ cao, trong khi da mặt của bạn vẫn chưa thích nghi kịp thời. Vì vậy chỉ nên sử dụng với nồng độ 4-5% khi bắt đầu và có thể nâng dần theo thời gian bạn nhé.

Tài liệu tham khảo

  • Journal of the American Academy of Dermatology, tháng 12 năm 2020, chương 83, số 6 và tháng 9 năm 2018, trang 503-518
  • Dermatologic Surgery, tháng 3 năm 2016, trang 384-391; và tháng 1 năm 2009, trang 59-65
  • Advances in Dermatology and Allergology, tháng 6 năm 2013, trang 140-145

Review

0
0 đánh giá
Viết đánh giá

Chưa tìm thấy
thông tin bạn cần?

Gửi thông tin dữ liệu sản phẩm
Tìm kiếm bản Dupe
Tìm kiếm bản Dupe
dupe dupe
dupe