SkinTra Brightoner
Nước hoa hồng

SkinTra Brightoner

0 (0)
0
0
So sánh Tìm bản dupe
Thành phần
Tổng quan
Chi tiết
Giải thích
Review

Tổng quan về sản phẩm

Phân tích nhanh về sản phẩm
Không chứa paraben
Không chứa sulfate
Không có cồn
Không chứa silicone
An toàn với da mụn
Thành phần tối thiểu
Không chứa chất gây dị ứng (EU)
Tác dụng & Thành phần đáng chú ý
Làm sáng da
Làm sáng da
từ (2) thành phần
Kojic Acid Tranexamic Acid
Chống lão hóa
Chống lão hóa
từ (1) thành phần
Mandelic Acid
Đánh giá tác động của thành phần với từng loại da
Nhấp vào mũi tên bên cạnh Loại da! Xanh lá cây = Tốt & Đỏ = Xấu
Da khô
Da khô
1
Da dầu
Da dầu
None
Da nhạy cảm
Da nhạy cảm
None
Độ an toàn của thành phần (theo thang đánh giá EWG)
Nguy cơ thấp
Rủi ro vừa phải
Rủi ro cao
Không xác định
73%
18%
9%

Danh sách thành phần

EWG CIR Tên thành phần & Chức năng mỹ phẩm Ghi chú
1
-
(Dung môi)
2
-
(Dung môi, Chất làm giảm độ nhớt, Chất làm đặc)
1
-
(Kháng khuẩn, Chất loại bỏ tế bào chết)
Chống lão hóa
1
-
(Dưỡng da, Chất làm se khít lỗ chân lông)
Làm sáng da

SkinTra Brightoner - Giải thích thành phần

Water

Tên khác: Aqua; H2O; Eau; Aqueous; Acqua
Chức năng: Dung môi

1. Nước là gì?

Nước là thành phần mỹ phẩm được sử dụng thường xuyên nhất. Nước trong các sản phẩm chăm sóc da hầu như luôn được liệt kê đầu tiên trên bảng thành phần vì nó thường là thành phần có nồng độ cao nhất trong công thức với chức năng là DUNG MÔI.

2. Vai trò của nước trong quá trình làm đẹp

Bất chấp những tuyên bố về nhu cầu hydrat hóa của làn da và những tuyên bố liên quan đến các loại nước đặc biệt, hóa ra nước đối với da có thể không phải là một thành phần quan trọng như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ có nồng độ 10% nước ở lớp ngoài cùng của da là cần thiết cho sự mềm mại và dẻo dai ở phần này của biểu bì, được gọi là lớp sừng. Các nghiên cứu đã so sánh hàm lượng nước của da khô với da thường hoặc da dầu nhưng không tìm thấy sự khác biệt về mức độ ẩm giữa chúng.

Hơn nữa, quá nhiều nước có thể là một vấn đề đối với da vì nó có thể phá vỡ các chất thiết yếu trong các lớp bề mặt của da để giữ cho da nguyên vẹn, mịn màng và khỏe mạnh. Ví dụ như tình trạng bạn sẽ bị “ngứa” các ngón tay và ngón chân khi bạn ngâm mình trong bồn tắm hoặc vùng nước khác quá lâu.

Tuy nhiên, uống đủ nước là điều cần thiết.

 

Tài liệu tham khảo

  • Skin Research and Technology, May 2015, pages 131-136
  • Skin Pharmacology and Applied Skin Physiology, November-December 1999, pages 344-351
  • Journal of Cosmetic Science, September-October 1993, pages 249-262

 

Propanediol

Tên khác: 1,3-Propylene Glycol; 1,3-Dihydroxypropane; 1,3-Propanediol; Zemea Propanediol
Chức năng: Dung môi, Chất làm giảm độ nhớt, Chất làm đặc

1. Propanediol là gì?

Propanediol là tên gọi của 4 dẫn chất diol của Propan bao gồm 1,3-Propanediol, 1,2-Propanediol, 2,2 và 3,3. Tuy nhiên, 1,3 là loại có nguồn gốc tự nhiên. Bài viết này đề cập đến propanediol dạng 1,3-propanediol

Propanediol được biết đến là 1,3-propanediol, là một chất lỏng nhớt, không màu, có nguồn gốc từ glucose hoặc đường ngô. Nó cũng có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm để sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng da, sữa rửa mặt, toner và các phương pháp điều trị da tại chỗ khác.

2. Tác dụng của Propanediol trong mỹ phẩm

  • Chất dung môi (chất hoà tan)
  • Làm giảm độ nhớt

    Cung cấp độ ẩm cho da

    An toàn cho da dễ nổi mụn

    Tăng cường tính hiệu quả trong bảo quản sản phẩm

    Tạo cảm giác nhẹ khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da

3. Cách sử dụng Propanediol trong làm đẹp

Vì Propanediol có nhiều công dụng khác nhau và có trong nhiều loại công thức nên việc sử dụng ngoài da như thế nào phần lớn phụ thuộc vào từng sản phẩm cụ thể. Trừ khi da của bạn nhạy cảm với Propanediol, hoạt chất vẫn an toàn để thêm vào chu trình chăm sóc da hàng ngày của bạn.

Tài liệu tham khảo

  • Abu-El-Haj S, Bogusz MJ, Ibrahim Z, et al. Rapid and simple determination of chloropropanols (3-MCPD and 1,3-DCP) in food products using isotope dilution GC-MS. Food Contr. 2007;18:81–90.
  • Beilstein (2010). CrossFire Beilstein Database. Frankfurt am Main, Germany: Elsevier Information Systems GmbH.
  • Bodén L, Lundgren M, Stensiö KE, Gorzynski M. Determination of 1,3-dichloro-2-propanol and 3-chloro-1,2-propanediol in papers treated with polyamidoamine-epichlorohydrin wet-strength resins by gas chromatography-mass spectrometry using selective ion monitoring. J Chromatogr A. 1997;788:195–203.
  • Cao XJ, Song GX, Gao YH, et al. A Novel Derivatization Method Coupled with GC-MS for the Simultaneous Determination of Chloropropanols. Chromatographia. 2009;70:661–664.

Mandelic Acid

Chức năng: Kháng khuẩn, Chất loại bỏ tế bào chết

1. Mandelic Acid là gì?

Mandelic acid là một loại hoạt chất acid được tìm thấy trong quả hạnh nhân đắng, loại chất này được phát hiện ra từ thí nghiệm của dược sĩ người Đức vào năm 1831, cho nên cái tên Mandelic Acid được đặt từ chữ “hạnh nhân” trong tiếng Đức là “mandel”.

Mandelic Acid là một thành viên của nhà AHA nên sẽ có công dụng tương tự như các loại AHA khác, tuy nhiên Mandelic Acid là hoạt chất có phân tử kích thước lớn nhất nên không thể thẩm thấu sâu vào bên trong da và chỉ hoạt động trên bề mặt da, loại chất này sẽ có tác dụng chậm hơn các loại acid khác, vì vậy bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn mới có thể thấy được hiệu quả.

2. Tác dụng Mandelic acid trong làm đẹp

  • Tẩy da chết
  • Kháng viêm, trị mụn
  • Chống lão hóa
  • Làm sáng da

3. Những lưu ý khi sử dụng Mandelic acid 

Bất cứ các hoạt chất nào cũng đều sẽ có độ kích ứng nhất định, mặc dù nói Mandelic Acid rất lành tính nhưng chung quy đây vẫn là một loại AHA, nên cũng không khỏi gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Da khô và bong tróc
  • Kích ứng hoặc đỏ da
  • Da nhạy cảm hơn

Những trường hợp này thường xảy ra khi sử dụng Mandelic Acid với nồng độ cao, trong khi da mặt của bạn vẫn chưa thích nghi kịp thời. Vì vậy chỉ nên sử dụng với nồng độ 4-5% khi bắt đầu và có thể nâng dần theo thời gian bạn nhé.

Tài liệu tham khảo

  • Journal of the American Academy of Dermatology, tháng 12 năm 2020, chương 83, số 6 và tháng 9 năm 2018, trang 503-518
  • Dermatologic Surgery, tháng 3 năm 2016, trang 384-391; và tháng 1 năm 2009, trang 59-65
  • Advances in Dermatology and Allergology, tháng 6 năm 2013, trang 140-145

Tranexamic Acid

Tên khác: Cyklokapron; Transamin; Transansamin; trans-4-aminomethyl cyclohexanecarboxylic acid
Chức năng: Dưỡng da, Chất làm se khít lỗ chân lông
  1. Tranexamic Acid là gì?
Tranexamic Acid là một axit hữu cơ và là một thành phần tổng hợp hòa tan trong nước có nguồn gốc từ axit amin lysine, là chất chống mất máu có tác dụng ức chế hoạt hóa chuyển plasminogen thành plasmin, phân tử chịu trách nhiệm cho việc phân hủy fibrin. Fibrin là thành phần cơ bản tạo nên việc hình thành các cục máu đông trong quá trình cầm máu.
  1. Tác dụng của Tranexamic Acid trong làm đẹp
Axit tranexamic là một thành phần có công dụng làm sáng da, xóa mờ sạm nám, tàn nhang, cải thiện sự đổi màu trên bề mặt.
Ngoài công dụng làm mờ nám nó cũng có thể:
  • Làm mờ vết thâm sau mụn
  • Giảm mẩn đỏ rõ rệt
  • Làm mờ dần các vết nám xảy ra trong thời kỳ mang thai (6)
  • Dưỡng sáng da, ngăn chặn loại bỏ các sắc tố của da, ngăn ngừa sự tích tụ melanin
  • Chống viêm, kháng viêm và chống dị ứng, kích ứng cho da, bảo vệ và xoa dịu làn da bị tổn thương bởi các yếu tố gây hại từ môi trường như vi khuẩn bụi bẩn, nấm,..
  • Phục hồi tổn thương da do tia UV có trong ánh nắng mặt trời gây ra.
  1. Phân loại
Tranexamic Acid thường tồn tại dưới nhiều dạng chiết xuất khác nhau như Tranexamic Acid hay m-tranexamic acid. Tranexamic Acid trị nám, có khả năng làm mờ vết thâm, dưỡng sáng da và thường được sử dụng thông qua 3 đường là đường uống, đường tiêm trực tiếp vào da và đường bôi ngoài da.
  1. Cách dùng
Để sử dụng Tranexamic acid trị nám da hiệu quả, làm giảm rõ rệt sự đổi màu da, các sản phẩm chăm sóc da chứa axit tranexamic nên chứa từ 2-5% thành phần này. Bởi vì các sản phẩm bôi ngoài da nhắm mục tiêu đến sự đổi màu có xu hướng hoạt động tốt hơn với các thành phần hỗ trợ, tốt nhất nên tìm kiếm axit tranexamic trong chăm sóc da kết hợp với các thành phần cải thiện sự đổi màu khác, như niacinamide, các dạng vitamin C khác nhau và chiết xuất thực vật làm sáng như rễ cam thảo. Kết hợp các thành phần cũng đảm bảo kết quả tốt hơn vì mỗi loại có những cách riêng để nhắm mục tiêu các vết đổi màu.
Nếu bạn có nhiều vết sạm màu, hãy thoa sản phẩm chăm sóc da axit tranexamic lên khắp mặt sau khi làm sạch và sử dụng chất tẩy da chết hóa học AHA hoặc BHA. Tiếp theo với serum hoặc bất kỳ sản phẩm điều trị nào khác, và kết thúc với kem dưỡng ẩm của bạn. Bạn không cần phải đợi giữa các bước nhưng hãy lưu ý giữ sản phẩm axit tranexamic trên các vết thâm càng nhiều càng tốt. Vào ban ngày, thoa lên những vùng da bị sạm màu và kết thúc bằng kem chống nắng.
 
Tài liệu tham khảo
  • Myles PS, Smith JA, Forbes A, Silbert B, Jayarajah M, Painter T, Cooper DJ, Marasco S, McNeil J, Bussières JS, McGuinness S, Byrne K, Chan MT, Landoni G, Wallace S., ATACAS Investigators of the ANZCA Clinical Trials Network. Tranexamic Acid in Patients Undergoing Coronary-Artery Surgery. N Engl J Med. 2017 Jan 12;376(2):136-148.
  • Gomez-Barrena E, Ortega-Andreu M, Padilla-Eguiluz NG, Pérez-Chrzanowska H, Figueredo-Zalve R. Topical intra-articular compared with intravenous tranexamic acid to reduce blood loss in primary total knee replacement: a double-blind, randomized, controlled, noninferiority clinical trial. J Bone Joint Surg Am. 2014 Dec 03;96(23):1937-44.
  • Dermatology and Therapy, September 2017, page 417-424 Journal of Research in Medical Sciences, August 2014, page753-757

Review

0
0 đánh giá
Viết đánh giá
Xem thêm các sản phẩm cùng thương hiệu
Nước hoa hồng
SkinTra SkinTra Eraser
0(0)
0
0
Nước hoa hồng
SkinTra SkinTra Cicalm Down
0(0)
0
0
Nước hoa hồng
SkinTra SkinTra Light Your Skin
0(0)
0
0